Đăng bởi

7 bài thuốc nam chữa sỏi thận vô cùng hiệu quả

Hiện nay, chứng sạn thận rất phổ biến, không những hay gặp ở người lớn tuổi mà còn gặp cả ở tuổi thanh niên nữa. Bệnh thường phát táo bạo, đau dữ dội từ sau lưng lan ra đến trước vùng bụng, rất nguy hiểm, phải đưa bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu.

Nếu sạn còn nhỏ thì uống thuốc lợi tiểu cho sạn thoát ra ngoài. Còn sạn tương đối lớn có thể làm tắt nghẽn niệu đạo, tiểu ra huyết, nếu quá lớn, phải giải phẫu lấy sạn ra mới được nhẹ nhàng. Sau đây là một số bài thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả trong việc chữa sạn thận:

1. Chữa sỏi thận bằng ngò gai (mùi tàu)

Ngò gai ở một số nơi gọi là cây mùi tàu là một loại cây gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn. Tuy nhiên ngoài việc là cây gia vị ra thì ngò gai được Y học cổ truyền dùng làm vị thuốc, đặc biệt nó là vị thuốc rất có tác dụng trong việc đẩy lùi sỏi thận.

Cách thực hiện: dùng 1 nắm ngò gai đem hơ qua lửa cho héo lại sau đó sắc cùng với 3 chén nước, sắc cho đến khi còn 2/3 nước nữa thì được. Người bệnh nên uống 3 lần trong ngày, chia làm 3 bữa sáng, trưa trước khi ăn và tối trước khi đi ngủ. Theo kinh nghiệm của dân gian thì đối với nam giới nên uống liên tục trong vòng 7 ngày còn với nữ giời nên uống liên tục trong 9 ngày sẽ phát huy hiệu quả, các hạt sỏi sẽ bị nhỏ lại và bị tống ra. Sau một liệu trình điều trị 7-9 ngày người bệnh nên đi khám để xem xét mức độ bệnh của mình để có hướng điều trị tiếp theo cho phù hợp.

2. Chữa sỏi thận bằng trái khóm

Với bài thuốc này bạn cần chuẩn bị 1 trái khóm và một ít phèn chua. Bài thuốc này được dân gian áp dụng rất hiệu quả đặc biệt rất có tác dụng trong việc giảm những cơn đau dữ dội do bệnh sỏi thận gây ra. Khóm mua về rửa sạch sau đó khoét 1 lỗ trên trái khóm rồi nhét ít phèn chua vào trong ruột khóm, đem nướng chín sau đó vắt lấy nước uống. Bệnh nhân nên sử dụng trong vòng vài ngày để phát huy tác dụng.

3. Chữa bệnh sỏi thận bằng chuối hột

Dùng hột của trái chuối hột đã chín, đem phơi khô sau đó rang cho cháy tán thành bột. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê bột hột chuối hột hào với nước, uống ngày 2-3 lần, liên tục trong vòng 10-20 ngày sẽ làm tiêu những viên sỏi. Hoặc bạn cũng thể dùng hột của quả chuối chín, rang vàng ( khoảng 1 nắm hột) cùng với 3 chén nước sắc lấy 2 chén nước, uống hằng ngày sẽ hết.

4. Đu đủ chữa sỏi thận

Ngoài ra với trái chuối hột thì trong dân gian còn lưu truyền bài thuốc chữa sỏi thận bằng trái chuối non như sau: dùng trái chuối hột hột non sau đó đâm ra vắt lấy nước chừng khoảng 1 chén con, cho thêm 1 ít muối uống liên tục thì những viên sạn sẽ tiêu và theo đường tiểu tiện đi ra ngoài hết.

Quả đu đủ được trồng rất phổ biến ở nước ta. Bài thuốc chữa sỏi thận bằng đu đủ là bài thuốc đơn giản, nguyên liệu dễ tìm tuy nhiên hiệu quả nó mang lại không hề thua kém các bài thuốc khác đã được dân gian sử dụng. Bạn nên sử dụng những quả đu đủ loại bánh tẻ, còn xanh bởi vì những quả này thường chữa nhiều nhựa, là thành phần chính của bài thuốc này. Nên chọn loại đu đủ to tầm 400-600g là vừa.

Cách làm: Rửa sạch đu đủ, cắt đầu cắt đuôi moi hết hột, ruột bỏ đi. Để nguyên cả vỏ xanh và nhựa đặt vào cái nồi con hay cặp lồng, đổ nước đun cách thủy 30 phút cho đu đủ chín, cho thêm ít muối vào đu đủ cho dễ ăn. Sử dụng sau bữa ăn để không bị ảnh hưởng đến dạ dày, mỗi ngày ăn 1 quả. Nếu sỏi thận nhỏ dưới 10mm thì ăn 7 quả liên tục 7 ngày, nếu trên 10mm phải ăn nhiều hơn và ăn liên tục, nếu cảm thấy khó ăn thì bạn có thể chấm với đường cho dễ ăn.

Ngoài việc sử dụng quả đu đủ để làm thuốc chữa sỏi thận thì bạn cũng có thể dùng hoa đu đủ đực giã lấy nước hòa với nước đun sôi để nguội uống ngày 3 lần cũng phát huy tác dụng.

5. Bài thuốc chữa sỏi thận bằng lá trầu bà

Cách làm: Dùng tầm khoảng 5 đến 10 lá trầu bà, cho vào nồi cùng với 3 chén nước sắc kỹ. Khi trong nồi còn lại tầm 1 chén nước thì được, uống liên tục tầm 10 ngày, các hạt sỏi sẽ tiêu hết. Bạn có thể uống nước này thường xuyên để cho sỏi tiêu hết và tránh tái phát lại.

6. Cây bông nở ngày

Cây nở ngày đất là cây cỏ sống lâu, mọc nằm rồi đứng, phân nhánh nhiều; rễ to. Thân có rãnh sâu, có lông nằm. Lá không cuống, đầy lông nằm trăng trắng ở mặt dưới. Cụm hoa bông hình trụ rộng 1cm, dài 2-3cm, lá bắc 5-6mm. Hoa trắng, 5 lá đài, 5 nhị dính thành ống, bầu hình trứng. Quả hộp chứa nhiều hạt màu nâu. Nở Ngày Đất thuộc cây cỏ thân mềm, mọc thành bụi, phân nhiều nhánh, có hoa màu trắng cánh hoa cứng, cây mọc quanh năm, hoa nở theo chu kỳ phát triển của cây.

Cách làm: chặt phơi khô, để dành, mỗi ngày nấu 1 nồi, uống liên tiếp cho đến khi hết sạn, tiểu thông thì thôi.

7. Rễ cây Sâm Đất

Cây Quả nổ, còn gọi cây Nổ, Sâm đất, Sâm tanh tách; Tử lị hoa (Trung Quốc); Tiêu khát thảo, Tam tiêu thảo. Tên khoa học Ruellia tuberosa L., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae ).
Cách làm: Nấu nước uống với lá sâm dứa thơm như uống nước trà. Dùng thay cho nước lọc càng tốt giúp thanh nhiệt, hạ hỏa, uống lâu ngày da dẻ mịn màng, không có tác dụng trị sạn thận nhưng dùng lâu ngày ngăn nguy cơ sạn thận. Cây này có thể phơi khô để bảo quản sử dụng lâu


Nguồn: Thuốc Hay & Sức Khỏe