Sau gần 2 tháng kiên trì xông lá hẹ, ăn lá và uống nước hẹ thì các khối u ở vú của bà Phương đã tiêu hết. Những cơn đau nhức, căng tức ở vú cũng không còn…
Bài thuốc quý phòng chữa ung thư vú từ nước Mỹ
Ông Tuệ Lâm (Trường trung cấp y dược Lê Hữu Trác) chia sẻ: “Khoảng đầu tháng 4/2016, một chị bạn của tôi tên Hoài Phương (52 tuổi, sống tại bang California, Mỹ) bất ngờ chia sẻ một bài thuốc quý, dễ kiếm dễ làm và rất rẻ cho nhiều người áp dụng.
Chị ấy muốn lan truyền cho cộng đồng bài thuốc được rút từ kinh nghiệm bản thân và một số người quen đã áp dụng hiệu quả thời gian qua. Nói là bài thuốc chứ thực chất đó chỉ là cách dùng lá hẹ để xông, ăn rất đơn giản mà bất kì ai cũng thực hiện được”.
Là người nghiên cứu về thảo dược, y học cổ truyền, nhất là thuốc Nam nhiều năm qua nên ông Tuệ Lâm gặp bất kì ai cũng nhiệt tình tư vấn trò chuyện về vấn đề thuốc thang, cách phòng chữa bệnh. Qua mỗi chuyến điền dã, ông lại ghi nhận được nhiều thông tin quý giá về kinh nghiệm sử dụng cây cỏ trong dân gian.
Những thông tin thu thập được đó, ông lại nghiền ngẫm đối chứng với tài liệu y văn. Ông còn dành thời gian nghiên cứu và trao đổi với các bậc tiền bối đi trước để đưa ra những nhận định mang tính khoa học phổ quát cho mọi người tham khảo, áp dụng.
Qua quá trình trao đổi về thuốc thang, tật bệnh, ông Tuệ Lâm được bà Hoài Phương chia sẻ chuyện bà đã thoát khỏi thảm họa ung thư vú nhờ “thần dược” dân dã là lá hẹ. Hơn 10 năm trước, bà Phương phát hiện bên ngực phải có nhiều biểu hiện lạ, ngực bị căng đau, tức ngực, cảm giác ngực có những khối u cứng.
Khi sờ kĩ, bà nhận thấy có những cục tròn tròn. Nghi đó là u hạch, bà Phương vô cùng lo lắng, hoảng loạn. Tuy nhiên, gia đình bà Phương vốn có truyền thống hành nghề y học cổ truyền nhiều đời nên bà cũng có một số kiến thức y học. Cụ thân sinh của bà Phương là một thầy thuốc trước năm 1975. Sau đó, gia đình bà sang Mỹ định cư đến nay.
Bất ngờ phương pháp sử dụng lá hẹ chữa ung thư
Sau nhiều nghiên cứu thẩm định thì y sinh Tuệ Lâm chia sẻ bài thuốc từ lá hẹ dễ áp dụng đến mọi người
Trước tình trạng của bản thân có nguy cơ bị ung thư vú, bà Phương bình tĩnh nhớ lại các phương pháp chữa u hạch mà bà từng được truyền dạy, cộng với kinh nghiệm của những người bệnh trước đây, bà quyết định dùng lá hẹ để chặn đứng bệnh.
Bà Phương chia sẻ: “Đa phần mọi người thường rất dễ chủ quan, hay bỏ qua những dấu hiệu bệnh tật đến từ những khối u nhỏ bất thường xuất hiện kiểu như tôi từng bị. Cứ nghĩ là sẽ không sao! Thế nhưng nhiều người tôi quen biết đã bị ung thư có những dấu hiệu bắt đầu kiểu như vậy. Tôi có phần may mắn khi sinh ra trong gia đình có truyền thống Đông y, nên có chút kiến thức về thuốc.
Tôi đã dùng ngay lá hẹ để ngăn chặn nguy cơ ung thư có thể phát ra. Tôi dùng lá hẹ để xông và nấu nước uống, nấu canh ăn. Cứ kiên trì ròng rã vậy chừng hơn một tháng, các u ở vú biến mất, vú cũng dần giảm căng tức rồi hết hẳn”.
Từ khi phát hiện ngực xuất hiện các khối u nhỏ, hàng ngày bà Phương lấy chừng 50gr đến 100gr lá hẹ bỏ vào nồi, thêm 2-3 lít nước rồi đun sôi. Sau đó lấy chăn trùm lên người và nồi nước lá hẹ để xông. Bà xông từ 5-10 phút, sau đó lau khô người như khi xông cảm.
Nước lá hẹ còn trong nồi thì để nguội, uống hết trong ngày. Bà Phương thực hiện liên tục phương pháp xông như thế trong 1 tuần. Sau đó, bà xông cách nhật vì theo bà, xông nhiều quá sẽ khiến cơ thể mất nước. Những ngày không xông, bà vẫn dùng chừng 50gr lá hẹ để nấu canh, luộc ăn luôn xác lá, cộng thêm ăn sống 20-30gr lá hẹ.
Áp dụng cách này chưa đầy 2 tháng, bà Phương nhận thấy các khối u hạch đã không còn, vú đã hết căng tức, đau nhức hoàn toàn. Nhận thấy bài thuốc dễ áp dụng, nên bà Phương đã chia sẻ với nhiều người xung quanh.
Theo bà, một số người đã có phản hồi tích cực khi phát hiện u hạch ở giai đoạn đầu và chưa qua hóa xạ trị. Bà cho hay, quá trình xông bao lâu, nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của mỗi người mà áp dụng.
“Bởi mỗi người một cơ địa riêng, sức chịu đựng riêng nên cần lắng nghe tình trạng cơ thể trong quá trình áp dụng xông cho bài thuốc từ lá hẹ này hay bất cứ bài thuốc nào. Điều quan trọng là phải kiên trì áp dụng. Nhiều người chớm bệnh đã hoảng loạn đi làm quá nhiều xét nghiệm, tâm trạng suy sụp và uống quá nhiều thứ thì lại càng dễ khiến bệnh trở nên trầm trọng.
Bệnh ung thư rất khó giải thích cơ chế bùng phát, di căn hay thuyên giảm… nên phải kiên trì bình tĩnh thì mọi việc sẽ cải thiện tốt. Đừng thấy cây cỏ rẻ tiền mà coi thường, chỉ tin vào những thứ đắt đỏ thì chưa hẳn đúng.
Bản thân tôi ở Mỹ, được may mắn có điều kiện tiếp cận nền y tế hiện đại bậc nhất thế giới nhưng tôi vẫn tin vào Đông y, vào thuốc Nam của Việt Nam ta. Ông bà mình có kinh nghiệm sử dụng cây cỏ ngàn đời, mình cũng nên sáng suốt nhìn nhận và tin tưởng. Nói chung, Đông Tây y kết hợp thông minh thì càng tốt”, bà Phương nói.
Bất ngờ lai lịch nồi xông thần phương dân dã phòng trị ung thư
Từ những chia sẻ của bà Phương về việc đánh tan các khối u hạch ở vú bằng xông và ăn lá hẹ, ông Tuệ Lâm đã tìm đọc lại các y văn và trao đổi cùng các bác sĩ, thầy thuốc Đông y để làm rõ hơn về phương pháp này.
Bất ngờ thay, phương pháp xông lá hẹ mà bà Phương áp dụng được bác sĩ Lê Nam (nguyên Giám đốc Bệnh viện Hiền Vương, sau năm 1975) từng đề cập tường tận trong y phẩm “Y thuật với những bệnh hiểm nghèo”.
Trong y phẩm dày công nghiên cứu này, bác sĩ Lê Nam đề cập cụ thể rõ ràng về phương pháp phòng ngừa bệnh từ lá hẹ. Vị bác sĩ còn dí dỏm đặt tên rất mỹ miều cho phương pháp này là: “Lá hẹ và nồi xông thần phương dân dã”. Bác sĩ Lê Nam đưa ra thông tin rất cụ thể:
“Phòng ngừa: Lá hẹ và nồi xông thần phương dân dã
Công dụng: Người xưa, nhất là người dân các dân tộc ở vùng cao và vùng cao Bảy Núi (tỉnh An Giang) thường dùng lá hẹ tươi ăn và xông đắp để phòng, chữa bệnh ung thư vú.
Cách làm: Cho 50gr lá hẹ tươi và 3 lít nước vào nồi, nấu sôi rồi trùm chăn ngồi xông. Mở nắp vung từ từ cho ra mồ hôi như vẫn xông cảm cúm. Chừng 5 phút thì bỏ tấm trùm, lau khô mình mẩy. Lá và nước hẹ để nguội chia uống hết trong ngày. Ngày mai làm thang khác.
Theo các thầy thuốc ở Học viện Đông y Hà Nội (1668), phương thuốc này cùng với một số vị thuốc Đông y khác nữa đã góp phần làm cho không ít chị em ở miền núi qua khỏi được bệnh ung thư vú lúc nào không hay”.
Lương y Lê Văn Quốc Dinh (công tác tại Phòng khám nhân đạo huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) cũng cung cấp thêm nhiều kinh nghiệm dân gian bổ ích về việc sử dụng lá hẹ trong đời sống ở vùng Bảy Núi. “Người dân ở đây có thói quen dùng lá hẹ từ lâu đời.
Việc dùng nồi xông lá hẹ, tôi từng nghe ông nội cũng là thầy thuốc chỉ cho nhiều người. Cũng có những phụ nữ nghèo quanh đây bị u hạch ở vú không có tiền hóa xạ trị đã lành hẳn nhờ phương pháp sử dụng lá hẹ xông và ăn liên tục.
Người già quanh vùng cũng thường cho lá hẹ vào các món ăn để phòng bệnh. Thực sự, lá hẹ có tính kháng sinh rất cao. Tuy nhiên cũng lưu ý những người có khối u, u hạch đã qua phẫu thuật, hóa xạ trị thì nên thận trọng khi dùng bài thuốc này”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, bài thuốc lá hẹ phòng ngừa u hạch, đặc biệt bệnh ung thư vú có căn cứ rõ ràng. Tuy nhiên khi áp dụng, người bệnh cần lắng nghe cơ thể để có sự điều chỉnh phù hợp. Đó là lời khuyên của nhiều bác sĩ Đông y, các lương y và chuyên gia nghiên cứu.