Đăng bởi

Cấp cứu trúng phong và gió độc theo đông y

 Trúng phong và gió độc rất nguy hiểm. Chứng bệnh này để lại nhiều biến chứng nếu không có cách xử lý kịp thời. Dưới đây là một số dạng trúng phong và được xử lý theo cách đông y.

1.Trúng phong ngất xỉu (kinh nghiệm dân gian)

Người bệnh tự nhiên ngã lăn, ngất xỉu, tay chân co giật, miệng mắt méo xệch, cấp cứu như sau: Lấy một cây cứng như đầu bút day ấn mạnh vào huyệt dũng tuyền dưới lòng bàn chân (chia bàn chân làm 3 phần, huyệt ở chỗ trùng 1/3 từ trên xuống, thẳng kẽ ngón chân 2 và 3) sẽ làm bệnh nhân hồi tỉnh nhanh chóng.

Tiếp theo xoa mạnh 2 bàn tay và các đầu ngón tay. Nếu bệnh nhân đã bị hôn mê rồi thì người khác phải day ấn huyệt dũng tuyền và xoa bóp như trên, đồng thời giã gừng sống vắt lấy nước cốt (chừng nửa ly nhỏ), pha với nửa ly đồng tiện (nước tiểu trẻ em 4-5 tuổi uống). Nếu răng cắn chặt không đổ thuốc được thì dùng phèn chua và muối rang chà sát vào hàm răng, chỉ một lúc răng sẽ mở ra được.

Sau khi day huyệt dũng tuyền và cho uống thuốc mà chưa tỉnh, lập tức dùng phương pháp chích lể và nặn máu bầm ở các huyệt thập tuyền (đỉnh cao nhất 10 đầu ngón tay), khí đoan (đỉnh cao nhất 10 đầu ngón chân), ấn đường (nằm giữa 2 chân mày).

2. Cấm khẩu, méo miệng, mắt xếch (kinh nghiệm dân gian)

Bệnh nhân bị hôn mê đã cứu hồi tỉnh, nhưng lại bị cấm khẩu, méo miệng, mắt xếch, mau chích lể các huyệt sau để điều trị: nhân trung (chia nhân trung làm 3 phần, huyệt này nằm ở 1/3 từ trên xuống), huyệt thừa tương (ở giữa và dưới môi dưới, chỗ lõm), địa thương (ở 2 bên mép), và huyệt giáp xa (huyệt nằm ở xương hàm dưới, khi cắn chặt răng chỗ nổi lên cao nhất là huyệt).

Bệnh nhân bị cấm khẩu dùng phèn chua và muối rang chà sát vào hàm răng.

3. Trúng phong bán thân bất toại (kinh nghiệm dân gian)

Bệnh nhân bị bán thân bất toại dùng tỏi 1 củ, sả 1 củ, gừng 1 củ, tóc rối 1 nắm, tất cả giã nát, gói vào miếng vải sạch, nhúng đồng tiện, chà mạnh, xuôi từ trên xuống dưới, cho tới khi khỏi.

4. Trúng phong méo mồm (Hải thượng Lãn Ông)

Người bệnh có thể dùng 1 trong cách sau: Dùng vôi sống sao dấm, đâm nát và trộn sền sệt, hễ méo bên này thì bôi bên kia, sẽ cân trở lại; Ba đậu 7 hạt, giã nát, đắp lòng bàn tay, hễ méo bên này thì đắp bên kia.

Lấy lá mít giã nát với ít vôi, đắp lòng bàn tay, hễ méo bên này thì đắp bên kia; Lấy máu đuôi lươn phết vào giấy, méo bên này thì dán bên kia, khi đã cân rồi thì chùi sạch ngay đi.

5. Trúng phong méo mồn, méo mặt, mắt xếch cho giật một bên, lưỡi không chuyển động được (Hải Thượng Lãn Ông)

Dùng nhục quế, giã trộn rượu, bọc vải đắp, méo bên này thì đắp má bên kia.

6. Trúng  gió độc lúc nằm ngủ (kinh nghiệm dân gian)

Lấy lá hành nhọn thọc vào lỗ mũi bệnh nhân, nam bên trái, nữ bên phải.

7. Chân bị chuột rút không ngồi dậy được

Day ấn huyệt dũng tuyền hoặc thừa sơn, bẻ hai đầu ngón chân cái (bẻ lên, gập xuống)

8. Hắt hơi, sổ mũi lia lịa khi thức đậy

Người bệnh dùng 2 bàn tay xoa vào nhau cho thật nóng áp vào 2 má, kéo ra sau gáy theo kiểu chà xát, kéo trở lại má chỗ cũ, kéo lên thái dương, kéo xuống cằm rồi trở về vị trí ban đầu, chà xát như vậy 4-5 phút. Biện pháp này giúp các huyệt đạo thuộc hệ thần kinh phản xạ được  khai thông.