Anh Định đã bị chẩn đoán ung thư vòm họng từ năm 2010, sau khi điều trị, bác sỹ khẳng định anh chỉ sống được thêm một năm. Nhưng, hiện tại, anh Định vẫn khỏe mạnh và chạy xe ôm từ sáng tới khuya. Bí quyết của anh Định là sử dụng một loại cây thuốc do vị cựu thanh niên xung phong mách nước.
Thợ sửa ô-tô “chết máy” vì bệnh ung thư
Tại chợ cọc 7 (Cẩm Phả, Quảng Ninh), phóng viên vô tình gặp anh Lê Quang Định (40 tuổi), hành nghề xe ôm. Cái lạnh tê tái của miền biên giới khiến anh Định che chắn hầu như toàn bộ thân thể bên trong lớp quần áo dày cục mịch và chiếc mũ bảo hiểm đen thui. Nhưng giọng nói khàn đặc của anh thì không giấu được. Thanh âm như bị bẻ gẫy ở cổ họng, tạo nên những tiếng rè rè như là một chiếc loa hỏng. Anh phân trần: “Tớ bị bệnh từ hơn 6 năm trước, ngỡ là chết rồi, hoặc chí ít cũng câm hẳn. Bây giờ vẫn còn a – lô thế này là phúc to bằng cái đình đấy”.
Hồi trước năm 2010, anh Định là thợ sửa chữa xe ô-tô lành nghề trong một công ty tại Cẩm Phả. Người xưa có câu: “Làm thầy nuôi vợ, làm thợ nuôi miệng” quả không sai đối với trường hợp của anh Định. Tuy thu nhập cũng không đến nỗi nào, anh hầu như tiêu xài toàn bộ tiền bạc vào những cuộc nhậu nhẹt. Anh cũng hút thuốc nhiều, chủ yếu là thuốc lào. Tiền hết, mà sức khỏe của anh cũng suy giảm nhanh chóng. Anh Định nhớ lại: “Nói thật, lúc bấy giờ, tớ tự phụ vào thể lực của mình nên chẳng quan tâm đến mấy cơn ho húng hắng hay nhức mỏi linh tinh. Còn, nếu ai bảo là cẩn thận bị ung thư đấy, thì tớ sẽ cười vào mặt họ. Tớ mới hơn ba chục tuổi, ung thư làm sao được?”.
Đến khoảng giữa năm 2010, anh Định bỗng cảm thấy mệt mỏi lạ thường. Anh thường xuyên bị hành hạ bởi những cơn đau đầu âm ỉ, thậm chí cuộn lên từng cơn. Bên cạnh đó, anh bị ù tai không rõ nguyên nhân, lúc nào anh cũng nghe tiếng ong ong ù ù như đàn ve trong tai. Quan trọng hơn nữa, anh Định trải qua một giai đoạn khàn tiếng và khó nuốt, hạch nhỏ xuất hiện ở vùng cổ khiến anh rất khó chịu.
Ngỡ là bệnh vặt, anh Định mua thuốc kháng sinh để uống, song, dấu hiệu bệnh không thuyên giảm. Anh phải tìm đến bệnh viện khám và làm các xét nghiệm. Các bác sỹ gần như ngay lập tức nhận ra dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng. Anh Định được chuyển ngay lên bệnh viện đầu ngành tại Hà Nội và được lấy tế bào tại vòm họng để sinh thiết. Kết quả khiến anh Định và gia đình chao đảo: Anh đã bị ung thư vòm họng.
“Nhiều lắm cũng chỉ sống được 1 năm rưỡi nữa”
Cất giọng khàn đặc, anh Định khó nhọc kể: “Kể từ lúc bị kết luận “ung thư”, không biết có phải tại tâm lý suy sụp hay không mà bệnh của tớ phát ra nhanh kinh khủng. Chỉ sau nửa tháng, tớ gần như “sập nguồn”, tức là không còn tý sức khỏe hay ý chí nào hết. Chỉ chờ chết”.
Về phần bệnh viện, sau khi xác định rõ tình trạng của bệnh nhân, các bác sỹ lập tức cho anh phẫu thuật cắt bỏ khối u ở họng, sau đó điều trị bằng phương pháp phóng xạ. Anh Định bắt đầu xạ trị vào ngày 10/5/2010, kết thúc vào ngày 1/7/2010, tổng cộng 35 lần. Trong thời gian này, cơ thể của anh mỗi lúc một teo tóp, gầy yếu, có lúc như da bọc xương. Anh bảo: “Tưởng chết chứ không kịp hoàn thành liệu trị xạ trị ấy chứ. Bao nhiêu là hóa chất đưa vào cơ thể cơ mà. Da mặt tớ tái nhợt đi, chân đứng không vững nữa”.
Kết thúc quá trình xạ trị, bác sỹ ký giấy cho anh Định xuất viện. Vì có chút quan hệ quen biết từ trước, vị bác sỹ không ngần ngại đề cập thẳng thắn với bệnh nhân: “Cố gắng sống vui vẻ, muốn làm gì thì làm, muốn ăn gì thì ăn, bởi nhiều lắm cũng chỉ sống được một năm, hoặc một năm rưỡi là nhiều”. Mang theo những lời ấy, coi như đeo án tử trên cổ, anh Định trở về nhà tại Cẩm Phả.
Về nhà, tóc rụng dần, đầu trọc lóc, anh Định nằm xẹp trên giường như một người đã chấp nhận số phận. Nói cho cùng, ở sống từng ấy tuổi, nhưng chưa thấy ai bị bệnh ung thư mà sống được quá mấy năm. Có người còn chả sống được quá mấy tháng ấy chứ!
Những tháng ngày sau đó, vợ và bố mẹ anh Định cũng chạy khắp nơi để tìm thuốc dân gian cho anh. Không kể nhiều lần “tiền mất tật mang” trong tay một số lang vườn, anh Định quả thật tưởng như tìm được hi vọng sống sau khi uống thuốc của một vị lang y tại Phúc Yên (Vĩnh Phúc). Sau khi uống thuốc của ông này, tóc của anh mọc trở lại, thể lực cũng gia tăng, thậm chí còn đi lại được. Song, chỉ được thời gian ngắn, những khối u ở vòm họng lại phát triển rất nhanh, đến mức anh Định mất hẳn tiếng nói, chỉ có thể phát ra những thanh âm khào khào từ cổ họng.
Tiếp tục cầm cự nhờ lá cây mật gấu
Anh Định nhiệt tình vạch cổ áo, chỉ cho người viết dấu vết của ca phẫu thuật cắt khối u vòm họng. Anh không ngại đưa chúng tôi về tận nhà và bày ra tất cả giấy tờ chứng minh quá trình anh bị kết luận ung thư, xạ trị và được bệnh viện cho về. “Bác sỹ bảo tớ chỉ thọ được hơn năm thôi, nhưng sự thật là tớ vẫn sống nhăn răng, có phải không?” – người lái xe ôm không giấu được vẻ hỉ hả.
Bí quyết chiến đấu với bệnh ung thư của anh Định nằm ở cây thuốc khá lạ, trước đây anh Định chưa từng nghe tên, đó là cây mật gấu. Đây là loại cây thân thảo và cao từ 1 đến 2m, thân mọng nước có nhiều nhựa khi chúng ta bẻ ra. Chúng rất dễ trồng và mọc rất nhiều ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ vì rất ưa thích ẩm ướt. Các bộ phận thường dùng làm thuốc như: lá và thân..
Cây này được anh Định trồng trong chậu, thân gỗ, lá xanh mướt, có viền răng cưa mềm. Nếm có vị đắng. Theo chia sẻ của anh Định, mỗi khi đau cổ họng, anh ngắt 2 lá cây này và nhai trực tiếp. Rất kỳ lạ, cơn đau biến mất nhanh, hầu như không còn dấu vết. Anh Định vui vẻ cho biết: “Thỉnh thoảng, bác sỹ vẫn gọi điện hỏi han tình hình sức khỏe của tớ. Tớ trêu lại ông ấy, bảo là tớ vẫn sống, bác sỹ điều trị không bằng mấy cái lá lẩu vớ vẩn. Đấy là nói đùa thôi, vì chả biết là bệnh của tôi hiện nay như thế nào, còn tế bào ung thư hay hết rồi. Chỉ biết là tôi khỏe, chạy xe ôm từ sáng đến đêm, và chưa chết”.
Sau hồi ngập ngừng, anh Định tiết lộ: “Cây mật gấu này thực ra khá hiếm ở khu vực miền Bắc. Ở khu vực này, cùng tên cây mật gấu nhưng lại là loại cây to, dùng để ngâm rượu cơ. Còn cây mật gấu, hay cây lá đắng này chủ yếu trồng trong miền Nam, ở các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang rất nhiều. Còn, tại Cẩm Phả, có thể đến nhà ông Vũ Quang Đẩu để xin ông ấy. Ông Đẩu là “kho thuốc” của bà con ở khu vực này, hầu như ai bị bệnh cũng tìm đến ông ấy để xin cây thuốc”.
Để chứng minh, anh Định lại nhiệt tình “đãi” chúng tôi một chuyến xe ôm tới nhà ông Vũ Quang Đẩu. Quả nhiên, trong vườn nhà ông Đẩu, không khó để tìm thấy cây mật gấu được trồng khá nhiều. Không chỉ anh Định, mà nhiều người khác cũng đã được ông Đẩu đưa cho cây mật gấu để sử dụng trong quá trình điều trị sau ung thư. Ngoài cây mật gấu, ông Đẩu còn trồng nhiều loại cây dược liệu khác để cho người bệnh mà không lấy tiền. Ở những kỳ sau, chúng tôi sẽ đào sâu vào “kho thuốc” của ông Đẩu nhằm mang đến cho độc giả những kiến thức chữa bệnh từ cây cỏ thông thường theo đúng tinh thần “Nam dược trị Nam nhân”.
Qua thời gian lâu dài sử dụng lá mật gấu để hỗ trợ chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác, anh Định đã rút ra kinh nghiệm để tối ưu hiệu quả của lá mật gấu. Cụ thể, đối với những trường hợp “khẩn cấp”, nghĩa là cơn đau kéo đến bất ngờ, anh buộc phải ăn trực tiếp lá cây mật gấu. Anh lựa chọn những lá già vừa phải, có chiều rộng từ 4-6cm, rửa sạch và ăn sống, cơn đau sẽ bớt rất nhanh. Ngoài ra, anh còn hái lá, phơi khô để sử dụng dần. Cách dùng là lấy 50g lá khô nấu với 2 lít nước dùng thay nước trà hằng ngày.Hoặc cũng có thể sắc lá khô để uống theo công thức 1,5 lít nước, sắc lấy 500ml, chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.
Tác dụng của cây mật gấu
Theo viện y dược học dân tộc TP. HCM, cây mật gấu được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và châu Á trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á.
Nó còn có tên cây lá đắng, cây cơm kìa hay kim thất tai. Lá cây mật gấu có Polyphenol, có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau.
Nhiều thầy thuốc ở châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá, giảm đường huyết, bảo vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.