Hơn 90 tuổi vẫn minh mẫn làm việc: Tất cả đều nhờ bài thuốc từ gừng
Chuyên gia Đông y Lộ Chí Chính, 96 tuổi, vốn nổi tiếng là một danh y dược sư nổi tiếng Trung Quốc, không chỉ có những bài thuốc tuyệt vời mà còn tự mình duy trì được phong độ hơn người.
Mặc dù tuổi đã cao tuổi nhưng ông vẫn làm việc chăm chỉ và minh mẫn bốc thuốc hàng ngày cho bệnh nhân tại phòng khám của mình.
Ngoài việc nghiên cứu các bài thuốc nổi tiếng để giúp đỡ người bệnh, ông còn tự mình áp dụng những công thức dưỡng sinh đơn giản hàng ngày để nâng cao sức khỏe.
Trong đó, một trong những loại được ông xem là có tác dụng nổi bật và hữu ích hàng ngày chính là gừng.
Theo Đông y, gừng có vị cay tính ấm, chống viêm, tản phong hàn, chữa đờm, trị ho, trừ nôn mửa, giải độc, ngăn chặn lây lan, xua tan nhiệt, vừa là thực phẩm vừa là thuốc quý.
Trên lâm sàng có thể điều trị các bệnh về cảm phong hàn, dạ dày lạnh, buồn nôn… Bản thân thầy Chính cũng đã tự áp dụng các bài thuốc từ gừng trong hơn 40 năm gần đây.
Những lần kiểm tra sức khỏe của ông, bác sĩ đều nói rằng dù hơn 90 tuổi nhưng ông có “trái tim khỏe mạnh của người 40” khiến nhiều người vô cùng ngưỡng mộ.
Mặc dù đều là nguyên liệu từ gừng nhưng cách chế biến và liều lượng khác nhau sẽ cho kết quả chữa bệnh khác nhau. Sau đây là cách sử dụng các bài thuốc từ gừng do chính Danh y dược sư Chính tiết lộ trong chương trình “Trung Hoa y dược” phát sóng trên kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc.
Mỗi ngày 2 lát gừng, bác sĩ chẳng cần kê đơn thuốc nữa
Theo nghiên cứu lâm sáng, mọi bệnh bắt nguồn từ việc bị tổn thất dương khí, muốn khỏe mạnh trường thọ thì phải thường xuyên bổ sung dương khí để giải quyết những rắc rối phát sinh trong cơ thể.
Gừng ngâm giấm nâu là một trong những sự kết hợp khôn ngoan và kỳ diệu của Đông y. Ngoài việc làm ấm dạ dày, giảm cân, ngừa rụng tóc, ngăn ngừa các bệnh mãn tính, vị thuốc này còn có thể cải thiện hiệu quả sự thiếu dương khí trong cơ thể con người, đặc biệt là đối với nam giới.
Theo nghiên cứu Đông y lâm sàng, gừng ngâm giấm thực sự có khả năng duy trì chức năng bình thường của lá lách và dạ dày, nhưng quan trọng hơn là, chúng chăm sóc chức năng lá lách và dạ dày đúng cách.
Theo giáo sư Chính, tim phát bệnh liệu có liên quan đặc biệt đến dạ dày? Cao huyết áp, cholesterol, bệnh gút đến từ đâu? Câu trả lời đều là do dạ dày. Nếu dạ dày và lá lách làm việc tốt, mọi chuyện sẽ được giải quyết.
Gừng cũng giúp cơ thể hạn chế chứng lạnh trong, ẩm ướt – một trong những nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh khác nhau.
Giáo sư Chính cho rằng, mỗi ngày ăn gừng ngâm giấm sẽ vô cùng hữu ích đối với sức khỏe. Đặc biệt đối với người mắc các vấn đề về chức năng tiêu hóa, axit trong dạ dày, đầy hơi, đau bụng, co giật thường xuyên, tăng áp lực tâm lý sẽ dẫn đến hiện tượng khó tiêu.
Giấm có tác dụng làm hoạt huyết, khơi thông dạ dày, khi ngâm với gừng có thêm tác dụng điều hòa tì vị, đây là đặc điểm quan trọng nhất, giúp cho tì vị hoạt động hiệu quả, tiêu hóa tốt và loại bỏ các chứng bệnh về chán ăn, khó tiêu, làm nền tảng cho các hoạt động khác của cơ thể.
Ngoài ra, gừng có tác dụng kích thích lên tim và mạch máu, giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn. Chất Gingerol giúp cải thiện tuần hoàn máu.
Bài thuốc từ gừng chữa bệnh hiệu quả mà ai cũng làm được
Chữa cảm lạnh, phong hàn, trúng gió
Sách đông dược “Bản thảo hối môn” nổi tiếng chép rằng, người bị mắc 2 chứng bệnh trên, chỉ cần uống canh tía tô gừng là đủ.
Dược sư Chính khuyên, dùng lá tía tô 30g, gừng 9g nấu thành canh rồi uống. Lá tía tô có tác dụng nhanh chóng thoát mồ hôi, giảm cảm, thêm gừng để nhân đôi hiệu quả điều trị, ích khí lợi dạ dày, tống tán mồ hôi ra khỏi cơ thể.
Chữa nấc cụt
Khi bị nấc cụt bệnh lý, nhất thời không khỏi, dùng một chút gừng tươi và 12 gam bán hạ (半夏) nấu lên lấy nước cốt để uống. Bài thuốc này giúp cho khí trong dạ dày được điều hòa, dừng ngay cảm giác nôn nấc khó chịu.
Chữa viêm ho do lạnh
Người bị các chứng viêm, ho liên quan đến thời tiết, nhiễm lạnh, dùng bài thuốc từ gừng 30g, đường mạch nha 30g, thêm chút nước nấu ấm lên để uống lúc nóng ấm. Uống ít ngày có thể giảm hiện tượng ho, đờm.
Công dụng của 3 loại gừng sơ chế: Gừng khô, Gừng ép, Gừng nướng
Nước ép gừng
Bạn có thể ép gừng cùng với các dược liệu khác để tăng tính hiệu quả
Đông y xem nước ép gừng được là một loại lược liệu đã qua bào chế. Khi chế biến có thể thêm các nguyên liệu khác để thành hỗn hợp gừng măng trúc, gừng bán hạ, gừng hậu phác…
Sau khi ép nước và bổ sung dược liệu trên sẽ trở thành vị thuốc đã giảm độc tính. Măng trúc tươi có tác dụng hạ sốt, tiêu đờm, thêm gừng lại có tác dụng giảm nôn ọe, hậu phác có tính cay cũng làm gia tăng tác dụng chữa bệnh.
Gừng khô
Gừng khô chữa đau bung. nôn mửa rất hiệu quả
Gừng khô được làm từng gừng tươi sao hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Do vẫn giữ nguyên được vị cay nồng nên đây được xem là vị thuốc làm ấm phổi và thải đờm bám phổi hiệu quả. Đông y dùng gừng khô để chữa đau bụng do lạnh, nôn mửa hoặc đau bụng tả đi tháo.
Người bị lạnh phổi lâu ngày dẫn đến ho, hắt xì, sổ mũi, viêm mũi thì có thể sử dụng gừng như một vị thuốc ưu tiên. Gừng khô còn có thể bào chế thành viên hoàn để chữa bệnh thông thường thay cho thuốc khác.
Gừng nướng
Gừng nướng có tác dụng giảm triệu chứng đi ngoài cũng như cầm máu nhanh chóng
Người bị đau bụng đi ngoài, biểu hiện ớn lạnh, toàn cơ thể lạnh ngắt, có thể dùng gừng nướng lên rồi ăn để làm ấm cơ thể, đình chỉ cơn đi tả.
Nướng củ gừng tươi cho đến khi chín vàng mặt ngoài, gừng sẽ có vị đắng nóng, ăn vào có thể có tác dụng giảm triệu chứng đi ngoài cũng như cầm máu nhanh chóng hơn.
Những lưu ý khi dùng gừng
– Không được ăn khi đói bụng, sẽ có thể làm tổn thương dạ dày.
– Mỗi ngày chỉ ăn 3 lát gừng là đủ, ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng dạ dày.
– Nên ăn vào bữa ăn sáng, do gừng sẽ sinh dương khí rất lớn, không nên ăn vào buổi tối, gây mất ngủ.