Khi ăn chanh người ta thường hay vứt bỏ hạt vì nghĩ rằng hạt chanh không có giá trị gì. Tuy nhiên, ngay sau khi đọc bài viết này, bạn hãy giữ lại hạt chanh để phòng khi cần sử dụng đến.
Tính đặc thù của khí hậu nước ta là ở vùng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ và độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để các loài rắn, rết sinh sôi, phát triển nhiều. Rắn có nhiều loại, có loại rắn độc nhưng có loài không có nọc độc.
Tuy nhiên, khi bị rắn cắn, bạn nên bình tĩnh, rửa thật sạch vết thương bằng nước muối 9%. Không nên nặn, bóp quá nhiều làm nọc độc vận chuyển nhanh về tim gây nguy hiểm cho người bị rắn cắn.
Theo lương y Cù Văn Huynh thì hạt chanh có tác dụng rất tốt trong việc cứu người bị rắn cắn.
Cách dùng đơn giản như sau:
– Ngay khi bị rắn cắn: Dùng hạt chanh tươi hoặc hạt chanh đã phơi khô, số lượng 20g cho người bị rắn cắn nhai trong miệng cho nát. Nuốt phần nước của hạt chanh, sau đó dùng phần bã đắp vào vết bị rắn cắn để cấp cứu giải độc. – Dùng kết hợp với các vị khác: 15g hạt chanh tươi, 10g mướp đắng tươi, 20g của gấu tươi, 12g rễ tạch xương bồ tươi, vài hạt muối ăn. Giã nát những nguyên liệu trên rồi ngâm vào trong nước sôi 10 phút. Chắt lấy nước. Chia nước này làm 2 phần, đối với người lớn uống 2 lần cách nhau 20 phút. Đối với trẻ em dưới 15 tuổi uống liều bằng 1/3 người lớn.
Ngoài ra, khi ăn chanh hãy giữ lại phần hạt sau đó đem phơi khô, sao giòn, tán nhuyễn thành bột cho vào lọ để dành phòng khi cần đến.
Khi bị rắn cắn, nếu nạn nhân còn nuốt được, cho nuốt hạt chanh bao nhiêu cũng được;
Trường hợp nạn nhân bị hôn mê thì lấy bột hạt chanh quậy tan với nước đổ vào miệng nạn nhân. Khi hạt chanh vào ruột bệnh nhân sẽ tỉnh.
Chú ý: Bài thuốc áp dụng được cho người lớn và trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi thì liều lượng khác nhau. Ngay sau khi sơ cứu người bị rắn cắn tại nhà, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nơi thường trú.