“Theo lời thầy chỉ, tôi nhờ người thân kiếm cây dứa dại, cây ngũ da bì, vỏ cây gạo và một số loại khác gửi vào cho tôi làm thuốc. Nay tôi không còn đau lưng như trước và thân hình cũng gọn gàng hơn nhiều”, bà Thư khoe.
Người phụ nữ 76kg và bệnh thoái hóa cột sống
17h30 chiều, bà Nguyễn Thị Thư (54 tuổi, tạm trú thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) mới chỉ tan ca làm. Tiếp chúng tôi, bà Thư chia sẻ: “Bình thường, chuyện thừa cân là của những người khá giả, những nhà có điều kiện ăn dư chất. Tôi nào ngờ, mình là một người thuộc dạng khó khăn cũng mắc phải chứng bệnh này”.
Bà kể, bà là người Nghệ Tĩnh, vì cuộc sống ở quê khó khăn, hơn 20 năm trước, bà cùng chồng khăn gói vào Nam lập nghiệp, mong kiếm một số vốn kha khá rồi về quê an cư lạc nghiệp. Dù đồng lương công nhân tháng cũng được dăm bảy triệu, nhưng nhiều khoản sinh hoạt phải lo như tiền điện nước, tiền trọ, tiền học hành con cái, tiền ma chay, cưới hỏi. Thế nên đến bây giờ, hai vợ chồng bà vẫn chỉ hai bàn tay trắng như ngày mới vào.
“Có giàu lên đấy, nhưng chỉ là giàu lên về phần bệnh tật, nào thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, lại còn thêm bệnh thừa cân, béo phì nữa. May mắn, tôi được thầy Dương Quang Lâu (số 13, đường Hoàng Hoa Thám, phường 13, quận Tân Bình, TP.HCM) chỉ cách làm thuốc và bây giờ cơ thể tôi đã khỏe lên nhiều rồi”, bà Thư nói.
Bà Thư cho biết, trước đây thân hình bà thon thả lắm. Lương công nhân ngày xưa ba cọc ba đồng mà phải trang trải nhiều khoản nên bà đâu có điều kiện ăn ngon gì. Mua được miếng gì ngon thì nhường cho ba đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, vợ chồng bà chỉ xoay quanh hai món chủ yếu là rau với cá. Bởi thế, cân nặng của người phụ nữ hay lam hay làm ấy chỉ khoảng 50kg.
Bà cười nói: “Tôi giữ “phong độ” ấy từ thời con gái đến khi sinh đứa con thứ ba đấy”. Sau khi sinh con gái thứ ba, thân hình bà tăng cân thấy rõ. Từ bà mẹ 50kg thon thả, bà trở nên tròn trịa hơn với 60kg và không dừng lại ở đó. Bước qua tuổi 50, cân nặng bà Thư “trỗi” một cách chóng mặt. Dù ăn uống bình thường, nhưng trong hai năm, bà đã lên đến 76kg, người ục ịch, di chuyển đi lại khó khăn.
Bà Thư tâm sự: “Đã thế tôi lại còn bị thoái hóa cột sống lưng, cổ nữa. Nhiều lần đau quá, tôi đi bệnh viện khám theo bảo hiểm, lấy thuốc Tây uống. Các bác sỹ khuyên tôi nên giảm cân để cột sống bớt phần áp lực, rồi uống thuốc mới có giá trị. Nhưng tôi chả biết làm sao để giảm cân cả. Tôi cũng biết uống thuốc Tây nhiều sẽ hại gan thận rồi sinh ra các bệnh khác, nên nhiều người chỉ lương y này chữa giỏi, lương y kia chữa hay mà tôi không có điều kiện kinh tế để chữa trị.
Năm trước, thấy tôi đau quá, chú hàng xóm chỉ tôi lên thầy Lâu (bên hông chợ Hoàng Hoa Thám) điều trị. Ban đầu tôi chần chừ không đi vì nghĩ hoàn cảnh gia đình, với lại các bác sỹ bảo cân nặng của tôi như vậy hạn chế trong điều trị nên tôi càng nản chí hơn. Rồi tôi nghe bảo, thầy Lâu chữa bệnh thừa cân, béo phì được nên tôi quyết định “cắm răng, buộc bụng” để chữa trị cho khỏi bệnh. Chứ đau yếu thế này, tôi cũng không thể đi làm kiếm tiền được”.
Sau khi thăm khám, thầy Lâu hốt thuốc cho bà uống và căn dặn, nếu kiên trì uống thuốc và tập luyện theo phương pháp của thầy, bà sẽ khỏi bệnh. Nghe thầy nói, bà Thư mừng như “mở cờ trong bụng”. Một tháng uống thuốc, bà Thư đã thấy cơ thể có nhiều biến chuyển. Bà đã bớt đau nhức hơn, cơ thể dễ chịu hơn. Dù thuốc Nam thầy Lâu sắc sẵn bán giá rẻ nhưng bà Thư không có điều kiện gặp thầy hốt thuốc nữa. Một thời gian sau, nhận được tiền lương ở công ty, bà mới đi hốt thuốc tiếp. Lúc này, thầy Lâu hỏi rõ cơ sự và bà Thư thật tình kể gia cảnh khó khăn của mình. Thầy đã miễn phí cho bà Thư mười ngày thuốc và “mách” bà cách tự làm thuốc tự chữa bệnh cho mình.
“Thầy nói, bài thuốc thầy sắc chữa cho tôi lâu nay hoàn toàn là bài thuốc dễ kiếm, dễ tìm. Nếu gia đình tôi ở quê thì có thể kiếm được và tôi có thể làm uống để chữa bệnh cho mình. Nghe thầy nói vậy tôi mừng lắm. Vì như vậy, tôi sẽ không tốn kinh phí chữa bệnh và khoản đó sẽ để trang trải cho cuộc sống gia đình. Thầy dặn tôi kiên trì uống đều đặn, có biểu hiện gì bất thường thì gọi điện, thầy sẽ tư vấn.
Theo lời thầy chỉ, tôi gọi điện về quê nhờ người thân kiếm cây dứa dại, cây ngũ da bì, vỏ cây gạo và một số loại khác gửi vào cho tôi làm thuốc. Tôi xắt chặt, phơi phóng rồi đun sắc theo cách thầy Lâu hướng dẫn. Mấy tháng sau, bệnh tình của tôi từ từ thuyên giảm. Nay tôi không còn đau lưng như ngày trước và thân hình của tôi cũng gọn gàng hơn ngày trước nhiều”, bà Thư khoe.
Lương y chỉ cách tự làm thuốc đơn giản
Bà Thư chia sẻ, những cây thuốc thầy Lâu chỉ bà tự làm chủ yếu là cây ngũ da bì, cây dứa dại và vỏ cây gạo. Thầy nói, đó là ba dược liệu quan trọng nhất, không thể thiếu. Nếu thiếu một trong ba vị trên, bài thuốc sẽ không còn tác dụng như mong muốn hoặc sẽ hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh. Bởi thế, khâu tìm kiếm cây thuốc là rất quan trọng, nếu chữa trị theo cách của thầy. “Cây ngũ da bì và cây dứa dại thì có thể tìm thấy nhiều, vì nó dễ mọc và khá phổ biến. Ở vùng nông thôn miền núi quê tôi, nhiều người trồng chúng làm hàng rào, hoặc ngăn hai bên lối đi vào nhà với vườn. Còn vỏ cây gạo thì khó kiếm hơn chút, vì chúng thường chỉ mọc trong rừng”, bà Thư nói.
Bà Thư cho hay, dù đã uống thuốc do thầy Lâu sắc và được thầy “mách” tự làm thuốc điều trị cho bản thân nhưng bà không dám chỉ cho ai cách thầy đã chỉ cho bà. Bởi bà nghĩ, mỗi người một thể trạng, một cơ địa, một kiểu bệnh lý khác nhau.
Bà bị thừa cân kèm theo thoái hóa cột sống, nên ngoài ba dược liệu trên, thầy Lâu còn chỉ cho bà một số cây thuốc khác để chữa bệnh thoái hóa. Bà không biết bắt bệnh cho bệnh nhân, nếu bà chỉ cho họ bài thuốc thầy Lâu chỉ bà, có thể bà sẽ ân hận vì hậu quả của nó. Nên mỗi khi gặp bệnh nhân thừa cân, đau nhức, bà lại cho địa chỉ để họ gặp thầy Lâu thăm khám, chữa trị.
Nói về bài thuốc Nam đã chỉ cho những bệnh nhân của mình, thầy Lâu nhấn mạnh, nếu bệnh nhân chỉ mắc chứng thừa cân, béo phì thì ba cây thuốc dứa dại, ngũ da bì, vỏ cây gạo đã đem lại những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, để hiệu quả hơn, bài thuốc cần phải gia thêm một số vị thuốc khác.
“Với những bệnh nhân đau nhức xương khớp, tôi sẽ gia thêm cây lá lốt, dây đau xương, cây cỏ xước, đơn tướng quân, dây chiều, dây gắm, cây mua, thổ phục linh, dây tơ hồng xanh, cây độc muối… Còn những bệnh nhân huyết áp, sỏi thận, bao tử thì tôi gia theo một cách khác. Bài thuốc không chỉ đơn điệu ba vị trên được, nếu vậy hiệu quả sẽ rất thấp”, vị lương y nhấn mạnh.
Ông cũng lưu ý thêm, đối với những bệnh nhân không có điều kiện mua thuốc uống nếu làm theo cách của ông phải đặc biệt thận trọng. Sắc khô thì thế nào? Còn sắc tươi thì ra sao? Liều lượng mỗi vị bao nhiêu? Sắc trong vòng bao nhiêu phút? Những vị thuốc nào có thể uống kèm với ba vị trên thì hợp và để trị bệnh gì? Những điều đó, khi bệnh nhân thăm khám hoặc tư vấn, ông sẽ căn dặn rất cẩn thận.
Cũng vì tính chất quan trọng của sức khỏe bệnh nhân nên rất ít trường hợp ông chỉ cách tự chữa bệnh cho bản nhân. Chỉ những trường hợp quá đặc biệt như bệnh nhân ở quá xa không đến nơi chữa bệnh được hay những gia đình khó khăn ông mới “mách nước” để họ tự chữa bệnh cho mình và không tự ti khi phải sống nhờ lòng trắc ẩn của người khác. Còn đa số bệnh nhân, họ phải thăm khám và ông sẽ phối hợp thuốc để chữa bệnh cho phù hợp với từng người.
Thầy Lâu nhấn mạnh: “Dù đã chỉ cách chữa bệnh cho bệnh nhân và dù thuốc không có nhiều tác dụng phụ nhưng vài trường hợp bệnh nhân uống vào sẽ có những dấu hiệu khác thường. Những bệnh nhân ấy phải đến hoặc gọi điện để tôi trực tiếp tư vấn. Đặc biệt, bệnh nhân không nên tự ý làm thuốc âm thầm uống để điều trị khi chưa có chỉ định của thầy thuốc, vì hoặc hiệu quả mang lại không cao hoặc sẽ để lại những hậu quả không như ý muốn”.